Bản đồ tư duy: "7 Quy tắc giao tiếp Tiếng Anh"



Để học giỏi Tiếng Anh khi bị mất căn bản :

Nói về chuyện học, ta phải trả lời cho được 2 chữ WHAT and WHY .

Cụ thể ta phải học cái gì ? Tại sao ta phải học nó ?

Do đó trong Tiếng Anh cũng vậy, để học có hiệu quả bạn phải tìm cho ra lý do tại sao bạn phải học ngôn ngữ này.

Ngoài ra, tất cả chúng ta đều muốn học để kiếm tiền. Tuy nhiên , ngôn ngữ là môn học rất rộng, ngay cả Tiếng Việt mà chúng ta còn không hiểu được những từ chuyên ngành : ngành y, ngành xây dựng, ngành hóa chất, ngành không gian, ngành hàng không ..... Vậy nếu bạn không xác định rõ bạn cần biết Tiếng Anh ở lĩnh vực nào thì mãi mãi bạn sẽ luôn bị mất căn bản.

Học ngôn ngữ cần tuân thủ các bước học : NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT .

Vậy cho tôi hỏi bạn vài câu : Đối với bạn HỌC là Gì ?

Có bao giờ bạn nghỉ Học là Chơi không ? Mà đã chơi bạn kể đến tâm trang hay thời gian không ? Chơi thì bạn có muốn thắng không ? Muốn thắng thì có phải bạn phải biết luật chơi không ?

Các bạn có muốn biết luật chơi trong việc luyện nghe Tiếng Anh nói riêng, và ngoại ngữ khác nói chung không ?

Nghe là " TẮM NGÔN NGỮ "

Kỷ năng đầu tiên của học ngoại ngữ là PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC. Học như một em bé, học NGHE từ trong bụng mẹ, NGHE mà không hiểu gì. Tuy nhiên, là người lớn, để rút ngắn thời gian học nghe, bằng cách bạn hãy NGHE những gì bạn đã hiểu rõ, đặc biệt bạn cần kết hợp với cái gì bạn thích nghe bằng Tiếng mẹ đẻ, NGHE đến khi nói lại được, hoặc hát lại được .. Thì bạn đã thắng. Thời gian chơi do bạn đặt Mục Tiêu và lên kế hoạch rèn luyện.

Nguyên tắc kèm theo để luyện kỹ năng Nghe là :

1/ NGHE BẰNG TAI, KHÔNG BAO GIỜ NGHE BẰNG MẮT

2/ NGHE TÀI LIỆU THẬT

3/ RÈN LUYỆN THẬT SÂU, tập trung nghe 1 clip của nhân vật bạn ngưỡng mộ hoặc 1 bài hát với giai điệu bạn thích nghe lúc mệt mỏi. Nghe đến khi nói lại được hoặc hát giống -> Thắng

Khi bạn nghe hiểu thì bạn có thể bắt chước nói. Nói hoài thì quen và phản xạ tốt, nhưng lúc đầu sẽ có sai, Đừng sợ, hãy sữa sai và tiếp tục nói. Chúc bạn thành công.

Mọi thông tin chi tiết về CLB Anh Văn Triệu Phú nguyên Phúc Lộc

TrieuPhuTiengAnh.com

Diễn đàn : www.facebook.com/TiengAnhCuaTrieuPhu


7 Quy Tăc giúp bạn giao tiêp Tiêng Anh lưu Loát


Với kinh nghiệm của một ngươì đã sử dụng Tiếng Anh như Tiếng Việt, tôi có vài điêù chia sẻ như sau :

1/ Bạn nên học NGHE trước, NGHE BẰNG LỖ TAI, KHÔNG NGHE BẰNG MẮT

Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho lỗ tai mình phải nghe cho ra từ, câu .... Không xem đáp an trước. Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe khi bạn đang làm việc khác. Hoặc đang thư giản, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.

Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiêù thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như " NGHE đánh trắc nghiệm" " NGHE điền từ" " NGHE trả lơì câu hỏi"" NGHE viết ra" " NGHE lồng phụ đề"

2/ Bạn nên nghe những tài liêụ Tiếng Anh thật, không phải trong sách giáo khoa.

Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.

3/ Phải học thật sâu, phải nghe 1 bài hàng triêu lần.

Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiêủ gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.

Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?

Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.

4/ Phải học cụm từ hoặc học cả câu, không bao giờ học từng từ riêng lẻ

Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được.

Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiêù thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.

5/ Không học quy luật ngữ pháp Tiếng Anh.

Vì sao ? vì khi ta học quy luật ngữ pháp có nghĩa là ta đang phân tích Tiếng Anh. Ta chỉ cần biết nó như thế và chấp nhận một cách tự nhiên không cần biết tại sao .

Ví dụ : He goes to school everyday but I go to school everyday.

Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.

Hãy chấp nhận thế, đừng thắc mắc tại sao, hãy học rôì áp dụng thế thôi.

Vậy các bạn sẽ hỏi làm sao có thể biết các quy luật ngữ pháp đó. Hãy xem xét phần số 6

6/ Hãy học các qui luật ngữ pháp Tiếng Anh từ những câu chuyện.

Bạn nên đọc chuyện tiếng Anh, loại truyện bạn thích.

7/ NGHE và đáp lại, đây là phương pháp luyện phản xạ khi giao tiếp

Học giao tiếp không nên nghe và lặp lại, vì khi giao tiếp là Nghe và Đáp, chứ có bao giờ ta cần phải lặp lại nguyên văn lời người khác nói đâu. Học bằng cách nghe và đáp lại sẽ dễ dàng cho chúng ta rất nhiêù.

Đó là 7 quy tắc giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát trong thời gian bạn muốn.

Bạn có thể tải về bất kể tài liệu nào bạn muốn nghe để trao dồi từ vựng và ngữ pháp. Internet là nguồn cấp vô tận. Ngành nào cũng có tài liệu.

Quy Luật Số 1



Quy luật số 1 giúp bạn nói giỏi Tiếng Anh là :

Học cụm từ Tiếng Anh, hoặc nguyên câu có chứa từ mới đó, không nên học từng từ riêng biệt. Qui luật này cũng như các quy luật khác cực kỳ đơn giản, dễ dàng, và hữu ích.

Always learn phrases, not individual word

Ví dụ : ta có chữ Hate : ghét
Bạn có thể gặp từ này trong một câu chuyện bạn đọc, hoặc bản tin bạn nghe, nguyên câu là : John hates ice-cream.

Vậy bạn phải học luôn cả câu đó.

Hãy xem video, nếu không thể nghe và hiểu hết được thì liên hệ :

Cô Châu - HP : 0937402899

YM : khchau1969

Email : nguyenphuclocenglishclub@gmail.com


10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công

Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)?
Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì?
Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?

Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều
điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung
nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất
say mê.

Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau
là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.Trong suốt
khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững
kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu
và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng
và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều
hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong
những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và
hướng dẫn?

Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được
diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới
là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so
với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không
nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không
tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất
tự nhiên trong tiến trình học NN.

Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào
thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong
suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được
điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ.

Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ
của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải
thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn.

Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…
và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng
thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong
những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày,
vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày.

Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những
bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong
lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong
khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những
bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những
điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn
đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những
chuyến đi.Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho
thời gian thực hành NN.

Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung
đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết
nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn. Cách tốt nhất để học
từ vựng là học từ trong 1 cụm từ, hoặc một câu hoàn chỉnh.
Đừng bao giờ học một từ riêng biệt

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng
nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn
văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng,
không phải đọc thầm.

Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các
từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn
là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí
bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong
việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không
tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho
bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động
về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc
ngữ pháp mà bạn không biết.

Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn.
Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và
đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết.
Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với
việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập:

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng
nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng,
chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN,
mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình.

Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng
kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một
cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó,
những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng.

Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng
lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong cách học tập của bạn:

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người
học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong
lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn.

Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp
nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng
bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập
được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể
giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau,
hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và
tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó.

Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học
và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng
ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ
đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp
đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ
theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang
nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể
không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm
này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh,
âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ.

Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển
những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng
ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp
sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng
chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng
định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm
hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một
cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người
hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn
hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu
học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.


Hay tan huong am nhac cung loi bai hat
de trao doi kha nang anh ngu cua minh.

Neu xem loi bai hat ma co gi chua hieu ca
ve y nghia lan cau truc ngu phap, hay tu
nhien, dung ngan ngai lien he voi toi,

Nguyen Tong Khanh Chau
CLB AV Nguyen Phuc Loc
HP : 0937402899
YM : khchau1969

NGHE LÀ KỸ NĂNG ĐẦU TIÊN BẠN PHẢI GIỎI KHI HỌC NGÔN NGỮ


Nghe: Nghe là một kĩ năng hết sức quan trọng
trong giao tiếp với bất kì ngôn ngữ nào. Để nghe tốt,
điều tất yếu là phải nghe nhiều. Cố gắng tạo ra
môi trường tiếng Anh cho chính mình.

Bạn luyện tập bằng cách nghe tiếng Anh,
nghe 1 bài, nghe đi nghe lại và lặp lại theo
bài đó vài lần xem có hiểu thêm không.

Thời gian đầu, để tránh việc chán, nhứt đầu
vì nghe không hiểu, bạn có thể nghe khi đang
làm việc hay chơi.... Tuy nhiên, phải tự cam kết
với mình phải nghe những bài bạn đã được học
và đã hiểu nghĩa, ít nhất 15' mỗi ngày.

Khi nghe&xem, bạn chú ý lắng nghe cách sắp xếp từ,
cách sử dụng ngôn ngữ tùy theo hoàn cảnh
như thế nào.

Nên nghe các chủ đề khác nhau để trau dồi
kiến thức phổ thông và vốn từ vựng… Nhưng
phải nghe và học hết Từ Mới trong 1 chủ đề,
hết chủ đè này đế chủ đề khác. Bạn có thể nghe
một chương trình về khoa học, đời sống, thể thao,
cuộc sống hoang dã, lịch sử, địa lý, du lịch…
Đề tài càng phong phú càng tốt.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn những đề tài mà
mình quan tâm, yêu thích để tránh sự nhàm chán.
Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn sẽ
biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận
không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn
phát âm chữ đó không đúng.

Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp
một câu nói của người nói tiếng Anh là vì trong khi
người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách
đặt câu để trả lời.

Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung
tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì
bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại
gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để
trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng
hoàn toàn để lắng nghe người ta nói.

Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ
với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân
tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hễ người
ta phát âm như thế là có nghĩa gì, mục đích
của kĩ năng nghe là để nắm bắt thông tin
và nội dung của bài nghe.

Chính vì vậy, trong lúc nghe, bạn nên giữ
tinh thần thư giãn, thoải mái, đừng quá
căng thẳng, đừng tự ép mình phải nghe
rõ từng câu, từng chữ.

Nếu không nghe kịp thì bạn cứ bình tĩnh
và cố gắng bắt nhịp lại với bài nghe.

Vì thành công, chính phục kiến thức của bạn.

Hãy học mà chơi, chơi mà học